Nghe mấy câu của các anh làm cái đầu ngu muội của em tích lũy thêm 1 ít kinh nghiệm nữa! Cảm ơn nhiều!
Nghe mấy câu của các anh làm cái đầu ngu muội của em tích lũy thêm 1 ít kinh nghiệm nữa! Cảm ơn nhiều!
Cám ơn những thông tin của bác coloa, nhưng trường hợp như thế thì em nghĩ việc tùy chọn field sẽ phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Vậy bác có thể cho em biết ưu khuyết điểm của những tùy chọn đó, như thế nào và cần điều kiện gì để đạt độ tối ưu?
Cám ơn bác rất nhiều!
Không đi làm sao tới.
>ưu khuyết điểm của những tùy chọn đó
nếu video mà cậu từ tạo ra ví dụ 3D, photoshow, capture từ máy quay progressiv thì điều hiển nhiên là nên chọn "no field", còn lại thì như đã nói ở phần trên là field order của file input thế nào thì khi convert hay rendern trình tự fiel của file output cũng phải như vậy.
Theo kinh nghiệm thì có 1 thủ thuật rất độc đáo là nếu sử dụng nguồn DV avi thì khi export nên đổi thành "top field first" công việc này thông qua frame sever và Avisynth, sau đó sử dụng chức năng field encode của Procoder để convert thành DVD rất tốt, nhược điểm của phương pháp này là chỉ những trình DVD authoring chuyên nghiệp mới "nhai" được mpeg stream này.
Sở dĩ em hỏi như thế là cũng bởi do kinh nghiệm, em thấy mỗi lần em muốn chuyển hệ, ví dụ như hệ NTSC muốn chuyển sang PAL, em export ra mpeg-2 thì trình dựng phim của em tự động set field là lower field.
Sau đó em dùng Procoder để convert sang mpeg-2 hệ PAL, có hai trường hợp xảy ra, trường hợp 1 là em chọn lower field thì sau khi import vô trình dựng thì thấy hình cà giựt cà giựt, nhưng trình dựng của em cho tùy chọn có thể phát hình ở chế độ frame, upper field hoặc lower field, mặc định là frame (thì hình bị giựt giựt), còn chuyển sang play bằng chế độ field thì nó hết giựt
Trường hợp thứ 2 thì ở cái mpeg-2 hệ PAL đó khi set field là upper field thì sau khi import vô play bằng chế độ frame thì chẳng bị làm sao cả, mượt mà như da em bé
Thế cho nên em mới tự rút ra cái điều trên, rằng NTSC thì lower, PAL thì upper!
Không đi làm sao tới.
A chỉ em cach sử dụng phần mềm InterVideoWinDVDCreadtor nha anh Co Loa.
Được sửa bởi lyytuong lúc 13:57 ngày 09-03-2006
Cổ Loa không sd InterVideoWinDVDCreadtor và cũng không có thời gian thử hết các software nên không thể giúp cậu được.
Mấy phần mềm loại này thực chất cũng dễ sử dụng thôi cậu hãy đọc help trước có gì khúc mắc hỏi tiếp nhé.
Nếu các bạn download video về mà ko xem được thì copy vào usb mang ra hàng dùng "real player" xem . Nó sẽ cho các bạn biết video code là gì . Sau đó vào google search là ok .
Trước giờ tôi xem được hết video nhờ cách này đó .
Q:
Từ nguồn DV video muốn xuất qua DVD thì sau khi edit bắt buộc phải convert thành MPEG 2, tại sao không capture ngay từ đầu thành MPEG2 files cho tiện và đỡ tốn chỗ trên HD?
A:
1 giây đồng hồ video DV hệ Pal bao gồm bởi 50 nửa hình ảnh và có cấu trúc theo dạng interlaced với đpg 720 x 576, mỗi 1 ảnh được nén độc lập tương tự như dạng ảnh tĩnh JPEG với tỉ lệ 5:1, phương pháp giản lược dữ liệu bằng cách bỏ bớt các dữ kiện về mầu sắc và độ nét mà mắt người xem ít hay hòan tòan không nhận biết ra.
Tòan bộ tốc độ truyền tải của DV là 25 Mbit/s tương ứng với 3,125 Mbyte/s, cộng với tín hiệu audio và synchron thì vào khỏang 3,5 Mbyte/s. Trong 1 clip video ta có thể truy cập vào từng frame một và chính vì thế rất tiện lợi cho công việc editing.
Ngược lại MPEG-2 như nhiều lần tôi viết trong forum này là video được nén và save theo từng GOP „group of pictures“ và chỉ frame đầu tiên là 1 hình nguyên vẹn „I-frame“ theo chuẩn DVD thì trong mỗi 1 GOP chứa từ 9 đến 15 I-frame tiếp theo cũng như xen kẽ là B và P-frame chỉ chứa dữ liệu thay đổi giữa các I-frame lẫn nhau.
Cả 2 format DV và MPEG đều là video dạng nén nên bất kỳ 1 công đọan nào như decoding, coding hay convert đều làm giảm đi đáng kể chất lượng hình ảnh, riêng DV video thì do cấu trúc và chất lượng dự phòng khá tốt nên tuy có edit qua nhiều thế hệ vẫn cho cl chấp nhận được vì chỉ những cảnh lồng ghép hay sd kỹ sảo được nén lại những đọan khác thì được giữ nguyên.
Trong khi đó đối với MPEG thì các trình editing khâu trước tiên phải giải nén tòan bộ GOP trong file video và dựng lại những frame trung gian và cuối cùng điều dễ hiểu là nó lại phải nén lại hay còn gọi là convert để tạo ra MPEG file mới như vậy chất lượng bị giảm đi 1 cách rõ rệt.
Hầu hết các trình video editing thế hệ mới đều có thể bắt tay với MPEG, nhưng bạn chỉ nên sử dụng chức năng này trong trường hợp nguồn video đã nằm dướng dạng MPEG.
Mặc dù DVD hiện nay quá thông dụng và giá cả phải chăng nhưng cá nhân tôi vẫn luôn lưu giữ video dưới dạng DV Cassette với 2 lý do chất lượng và kinh tế, tuy nhiên đối với vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta thì quá trình bảo quản tôi nghĩ sẽ gặp khó khăn.
Đối với nguồn video dạng analog như S/VHS, video 8 thì bạn cũng có 2 cách lựa chọn, nếu thiên về cl thì capture và save thông qua DV codec và lưu giữ trên băng DV hay sau đó convert sang MPEG-2, cánh thứ 2 là convert trực tiếp „online capture“ sang MPEG-2 thông qua capture box hay card, giải pháp rẻ tiền là xài lọai box cắm qua cổng USB và capture bằngsoftware codec cách này cần pc có cấu hình tương đối mạnh, giải pháp dùng MPEG capture card hay DVD recorder đem lại chất lượng mỹ mãn hơn nếu bạn không có nhu cầu edit lại.
Q:
Tôi có máy quay video KTS DV/Digital 8 vậy muốn đưa video vô PC phải cần những gì?
A:
Từ khi DV ra đời tới nay IEEE-1394 (hay dòng máy Sony còn có cái tên mỹ miều iLink) luôn đi cùng nhau và quá thân thiện đối với dân digital video fan.
Thực ra IEEE1394 là cổng giao diện nối tiếp trong PC và MAC, hầu hết những bo mạch chủ hay dòng PC thế hệ mới gần đây đều có trang bị cổng IEEE 1394, nếu không thì cài thêm card rời cũng không có gì phức tạp lắm, về giá cả thì chỉ khác nhau ở chipset và software đi kèm về chất lượng thì không phụ thuộc vào card lọai nào vì tốc độ truyền tải của DV chỉ chiếm 1 phần quá nhỏ so với 400 Mbit/s của giao diện IEEE-1394a.
Từ năm 2005 một lọat hãng sx máy quay KTS lớn như Sony, Canon, JVC, Panasonic và Samsung cho ra đời dòng sản phẩm sử dụng dao diện USB 2.0 tất nhiên trên những máy quay này đều có cổng IEEE nhưng không được nêu ra cụ thể trong sách hướng dẫn hay trong quảng cáo. Cấu hình PC cần thiết cho dòng máy này thì chỉ cần trên PC có cổng USB 2.0 với HĐH Windows XP with SP2 hay Windows 2000 with SP4 là đủ, theo kinh nghiệm thì khi kết nối máy quay với những PC đời cũ có update thêm cổng USB 2.0 gặp trở ngại vì Windows chỉ nhận ra „USB-Device“ chung chung và hậu quả là không capture được.
Hiện tại lại có 1 trở ngại nữa đối với cổng USB là các máy quay và editing software (ngọai trừ Cyberlink PowerDirector) chỉ hộ trợ capture mà không hỗ trợ tính năng thâu ngược trở lại cassette.
Nói chung nếu bạn dùng máy quay KTS thì lựa chọn cổng IEEE 1394 vẫn là hợp lý nhất về tính tương thích và rất kinh tế chỉ cần khỏang 10 $ là bạn có thể hội nhập với thế giới video digital editing.
Q: Trên thị trường xuất hiện khá nhiều máy quay thu Video trực tiếp vào DVD, HDD hay thẻ nhớ, thậm chí cả định dạng HD. Liệu mua máy quay DV còn phù hợp nữa hay không?
A: DV format đã chứng minh trong nhiều năm qua về mặt chất lượng và tính tương thích cao. Giá thành máy quay và phần mềm khá hấp dẫn đối với người tiêu dùng cuối cùng, chưa kể đến tính dễ sử dụng và không kén máy PC cấu hình cao (CPU 1,2GHz, 512 MB RAM). Sản phẩm đầu ra chỉ cần covert sang DVD là có thể xem khắp mọi nơi, riêng băng DV thì bạn có thể tìm mua ở bất cứ nơi đâu.
Mặc dù thời đại HD nhưng theo thống kê thì số máy quay DV bán ra vẫn chạy nhất trong khi đó số máy quay HD chỉ chiếm 20% thị trường tiêu thụ, theo tiên đoán của các chuyên gia trong ngành thì băng DV vẫn tồn tại trong 5 năm tới.
Tuy nhiên giải pháp DV chỉ đáp ứng nhu cầu phim gia đình, nếu dùng để chiếu lên màn ảnh lớn hay độ nét cao thì HD vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Q: Tôi muốn mua máy quay HD không biết đã chuẩn hóa chưa? Các thiết bị có đồng bộ hay không? Sau khi mua tôi sẽ phải đương đầu với những vấn đề nào?
A: Mặc dù đã chuẩn hóa nhưng HD vẫn chưa đồng bộ hoàn toàn, video quay từ máy này chưa chắc đã phát được trên đầu máy kia, đó là chưa kể hàng loạt giải pháp chứa và thâu video khác nhau ví dụ BR, DVD, HDD, thẻ nhớ v.v.
Ngay cả khung hình cũng có 2 format là 1920x1080 và 1440x1080 pixels, cản trở lớn nữa là phương pháp nén hình ảnh (CODEC) cũng có 2 dạng MPEG-2 (giống DVD) và AVCHD (Blu-ray). Trong khi định dạng MPEG-2 có thể edit trên máy PC hiện hành tàm tạm thì định dạng AVCHD cần PC có cấu hình cực mạnh.
Phát video HD lại đòi hỏi thiết bị tương thích có độ phân giải cao, nhược điểm nữa là sản phẩm cuối cùng chưa phát hành rộng dãi được vì BR hiện tại giá thành cao và đang trong thời điểm phát triển hoàn thiện. Theo các chuyên gia đánh giá thì phải 1 thập niên nữa HD mới phát triển rộng rãi.
Được sửa bởi Co Loa lúc 22:00 ngày 24-07-2008 Reason: Automerged Doublepost
cho em hỏi: khi em chuyển file Dat thành file wmn bằng cách import bằng chương trình window movie maker thì chất lượng ảnh giảm không xem được, ảnh rời rạt. Mong các tiền bối giúp cho
Lần sau nhớ post cho đúng chỗ và đúng chủ đề nhé!
tất nhiên nếu convert từ VCD sang WMV thì không thể mong đợi chất lượng tốt được vì chuyển đổi từ format này qua format khác mà lại là format nén dữ dằn như WMV.
Khi export hãy chọn khung hình tương ứng hay nhỏ hơn so với VCD ví dụ 360 x 240, số bitrate khoảng 1 -> 1,5 Kbps.
Bookmarks