Ubuntu 18.04 LTS có tên mã là Bionic Beaver, sẽ được release vào ngày 26/04/2018 tới đây.
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 18.10 Desktop
Hướng dẫn cài đặt Ubuntu 18.04 LTS
Lộ trình ra mắt của Ubuntu 18.04 LTS
30/11/2017: Định nghĩa các tính năng
04/01/2018: Phát hành phiên bản Alpha 1
01/02/2018:Phát hành phiên bản Alpha 2
01/03/2018: Xác nhận các tính năng sẽ có trên Ubuntu 18.04
08/03/2018: Phát bành phiên bản Beta đầu tiên (First Beta)
05/04/2018: Phá hành phiên bản Beta Cuối cùng (Final Beta)
19/04/2018: Kết thúc giai đoạn Beta
26/04/2018: Chính thức phát hành phiên bản ổn định của Ubuntu 18.04 LTS
Các tính năng mới trên Ubuntu 18.04
1. GNOME 3.28
Một phiên bản GNOME tùy biến đã được giới thiệu trong Ubuntu 17.10 thay thế cho Unity. Ubuntu 18.04 sẽ giữ nguyên xu hướng tương tự và sẽ có tính năng GNOME mới nhất (tức là, phiên bản 3.28) tại thời điểm phát hành.
2. Linux Kernel 4.15
Ubuntu 18.04 ban đầu được lên kế hoạch để có Linux Kernel 4.14 LTS. Nhưng cuối cùng nhóm Kernel đã quyết định lên Kernel 4.15 cho phiên bản BIONIC Beaver 18.04 LTS.
3. Tăng tốc khởi động (Boot speed boost)
Canonical đã hứa hẹn tốc độ khởi động tốt hơn trong Ubuntu 18.04. Sử dụng các tính năng của systemd, các nút thắt cổ chai sẽ được xác định và giải quyết.
4. Tùy chọn cài đặt tối thiểu (Minimal Installation)
Khi tiến hành cài đặt Ubuntu 18.04, sẽ xuất hiện 1 tùy chọn mới là Minimal Installation. Với lựa chọn mới này, thay vì có đầy đủ các phần mềm thông thường như trước kia, thì bây giờ bạn chỉ có một trình duyệt web và một số ít các tiện ích.
5. Thay đổi giao diện của trình quản lý file “Nautilus File Manager”
Ubuntu đã thay đổi chút ít giao diện của Nautilus File Manager để làm cho nó có thẩm mỹ hơn. Khung bên trái giờ sử dụng background tối màu và các biểu tượng được đặt riêng trong cột ngoài cùng bên trái.
6. Xorg thay thế cho Wayland
Ubuntu 17.10 sử dụng chế độ đồ hoạ Wayland theo mặc định. Với Ubuntu 18.04, chế độ đồ hoạ mặc định sẽ thay đổi sang Xorg. Wayland vẫn sẽ có sẵn như là một lựa chọnNhóm Ubuntu Desktop đã quyết định sử dụng Xorg để tương thích với các dịch vụ như Skype, Google Hangouts, dịch vụ WebRTC, VNC và RDP…
Nguồn: https://vinasupport.com/nhung-thay-d...ntu-18-04-lts/
Bookmarks