Hệ thống ERP và lợi ích triển khai
Hệ thống ERP là gì và có lợi ích gì mà mặc dù rất nhiều doanh nghiệp đã thất bại nhưng không ít doanh nghiệp vẫn sẵn sàng đầu tư để triển khai hệ thống này?
Có rất nhiều định nghĩa về ERP, như định nghĩa của DataQuest, 1996: “ERP là một hệ thống tổ hợp các quy trình làm việc và lập kế hoạch các nguồn lực của doanh nghiệp như con người, máy móc, nguyên vật liệu, tài chính, … để tạo ra giá trị tổng hợp cao nhất”.
Hay định nghĩa của Gartner Group xem ERP là “một hệ thống các phần mềm ứng dụng giúp cân đối các hoạt động sản xuất, phân phối, tài chính và các hoạt dộng kinh doanh khác” và là công cụ để tự động hóa và tổ hợp lại các chức năng văn phòng như kế toán, quản lý nhân lực, tài chính và sản xuất.
Nhưng cách hiểu đơn giản và sát với thực tế nhất có lẽ xem hệ thống ERP là một hệ thống làm việc liên kết tất cả các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta quản lý tất cả các họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhờ một hệ thống liên kết các thông tin và quy trình sản xuất kinh doanh trong một hệ thống phần mềm tich hợp trong đó các module chức năng của doanh nghiệp liên kết, tương tác với nhau qua một hệ thông cơ sở dữ liệu chung
Đứng trên phương diện các quy trình hoạt đông của doanh nghiệp, hệ thống ERP thực hiện các giao dịch tương tác giữa các phòng ban qua các module/chức năng tương ứng
Chính vì sự phức tạp của các modules chức năng và sự tương tác giữa các modules với nhau nên rất nhiều công ty khi triển khai, nếu không chuẩn bị kỹ thường gặp thất bại. Tuy vậy, nếu triển khai thành công hệ thống ERP, sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích cả cho lợi ích tổng thể của doanh nghiệp cũng như lợi ích cuả từng phòng ban. Cụ thể đối với doanh nghiệp, lợi ích về mặt hệ thống khi triển khai thành công ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp:
• Tối đa hóa mức độ trao đổi thông tin
• Cung cấp thông tin tức thời
• Tích hợp thông tin thông qua toàn bộ chuỗi cung ứng
• Giảm thiểu thời gian đáp ứng: giảm cycle time
• Phân quyền ra quyết định đến cấp thấp nhất được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả,
• Giảm chi phí do loại bỏ được các công việc, các quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng.
• Gỉam tồn kho
• Cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Cho phép chia sẻ và theo dõi thông tin của toàn bộ doanh nghiệp.
• Chuẩn hóa các hoạt động của doanh nghiệp.
• Giúp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh.
• Cải thiện sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Dưới góc độ các phòng ban, ERP đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực giúp các phòng ban hoạt đông hiệu quả hơn. Cụ thể đối với phòng kinh doanh, ERP giúp:
• Giảm thời gian báo giá, tăng khả năng đáp ứng.
• Phân tích lợi nhuận dựa trên số liệu thật về: chi phí, doanh thu, sản lượng hàng bán, các khách hàng mục tiêu, thị phần, khuynh hướng của thị trường…
• Cho phép tạo ra các kế hoạch tiếp thị, các khung giá khác nhau, các kế hoạch giảm giá linh động…
• Dự báo chính xác thời gian giao hàng, kiểm soát chặt chẽ giữa đơn hàng và hàng tồn kho, …
Đối với bộ phận sản xuất, ERP giúp:
• Tăng năng suất.
• Gắn kết thông tin đơn hàng và sản xuất: các đơn hàng hiện có và các đơn hàng dự
báo.
• Theo dõi chính xác lượng hàng có phục vụ cho: bán hàng, phân phôi, quản lý nguyên vật liệu
• Giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất tốt hơn. Về mặt tài chính, kế toán ERP giúp:
• Theo dõi công nợ chặt chẽ làm giảm thiểu nợ quá hạn.
• Tổng hợp bức tranh tài chính tổng thể và chính xác của doanh nghiệp, giảm chi phí lưu trữ sổ sách
• Cung cấp thông tin đầu vào chất lượng cao để phân tích đánh giá:
– Mối liên kết giữa kết quả điều hành và hiệu ứng về tài chính
– Cung cấp cái nhìn nhân quả dễ dàng hơn cho công tác quản lý điều hành
• Có sẵ dữ liệu tài chính trợ giúp cho việc ra quyết định tốt hơn.
• Cho phép tạo ra các số đo cho việc thực hiện các chiến lược. Về mặt hậu cần:
• Liên kế hệ thống phân phối với các chức năng khác như: sản xuất, bán hàng, báo cáo tài chính.
• Cho phép báo cáo về các chỉ số hiệu quả hoạt động trong quá khứ và tương lai.
• Thống nhất các chỉ số đo hiệu quả hoạt động cho các: liên chức năng, phục vụ các quy trình sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng.
Về mặt nhân sự:
• Tích hợp cơ sở dữ liệu nhân sự
– Lương, chế độ chính sách
– Kế hoạch tuyển dụng
– Chi phí công tác và di chuyển
• Thanh toán theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
• Xem nhân viên là khách hàng đặc biệt
– Thang bậc phát triển nhân sự
– Điều phối đào tạo,
• Chấm công (giờ công, nghỉ phép, trực ca): quan trọng cho việc phân bổ chi phí ngân sách.
Chính với những lợi ích to lớn như trên, mặc dù phải đối mặt rất nhiều thách thức, rủi ro khi triển khai dự án ERP, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sẵn sàng đầu tư cho triển khai ERP ở doanh nghiệp mình. Do đó, vấn đề quan trọng ở đây, chúng ta cần nhận diện những thách thức và rủi ro đó để có những phương pháp tiếp cận phù hợp khi triển khai ERP.
Bookmarks