nguồn:
http://www.pcworld.com.vn/
Thực hiện: Quang Minh
BẢO VỆ MÁY TÍNH CÁ NHÂN
Kết nối không dây (Wi-Fi) đang dần phổ biến vì những tiện lợi của nó; bạn sẽ thấy sự hiện diện của chúng khắp nơi từ café Internet, trong trường học cho đến sân bay, khách sạn... Với thiết bị di động tích hợp card mạng không dây (máy tính xách tay, điện thoại di động, PDA, pocket PC...), bạn dễ dàng truy cập Internet với vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên các kết nối không dây thường không có chế độ bảo mật, máy tính của bạn dễ trở thành “mục tiêu” của những kẻ phá hoại. Vì vậy, bạn cần thực hiện một vài thao tác để đảm bảo an toàn cho máy tính trước khi “vi vu” trên mạng.
Hình 1
- Tắt tài khoản Guest. Để máy tính an toàn hơn, bạn nên tắt tài khoản Guest tránh người dùng đăng nhập bằng tài khoản này. Trong Windows XP, chọn Start. Settings. Control Panel. User Accounts. Guest. Turn off the guest account.
- Sử dụng tường lửa. Tường lửa kiểm soát dữ liệu ra vào máy tính và cảnh báo những hành vi đáng ngờ; là công cụ bảo vệ máy tính chống lại sự xâm nhập máy tính bất hợp pháp khi kết nối với môi trường bên ngoài. Một số người dùng thường tắt tường lửa của Windows để tránh “phiền phức”. Tuy nhiên khi kết nối mạng công cộng, bạn nên kích hoạt lại tính năng này. Thực hiện như sau: chọn Start. Control Panel. Windows Firewall. tab General, đánh dấu tùy chọn mục On (recommend) (hình 1).
- Đặt mật khẩu khi chia sẻ tập tin, thư mục. Người dùng sẽ được yêu cầu đăng nhập khi muốn truy cập những tập tin, thư mục chia sẻ. Nếu sử dụng Vista, HĐH sẽ điều chỉnh các thiết lập bảo mật dựa trên loại kết nối mạng của bạn. Chẳng hạn khi xác định dùng mạng công cộng, Vista tự động tắt chế độ chia sẻ tập tin và máy in để bảo vệ dữ liệu.
THIẾT LẬP KẾT NỐI
Trước khi truy cập, bạn cần kiểm tra trạng thái hoạt động của card mạng; kích hoạt nó nếu đang ở chế độ disable. Chọn Start. Connect To. Show all connections. Cửa sổ Network Connections sẽ liệt kê các dạng kết nối mạng của máy, nhấn phải chuột trên Wireless Network Connection và chọn Enable (hình 2). Để tiện cho việc quản lý kết nối, nhấn phải chuột trên Wireless Network Connection, chọn Properties. Đánh dấu tùy chọn vào mục “Show icon in notification area when connected”, nhấn OK. Biểu tượng Wireless Network Connection sẽ xuất hiện ở khay hệ thống.
Hình 2
Ghi chú:
- Một số MTXT cho phép tắt/mở card mạng trực tiếp bằng hoặc thông qua phím tắt, bạn nên kiểm tra hay đọc tài liệu hướng dẫn của MTXT để có thông tin này.
- Nếu không có nhu cầu kết nối mạng, bạn nên tắt card mạng để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng. Thực hiện các thao tác như trên và chọn Disable.
Kế tiếp, chúng ta sẽ xác định các trạm phát sóng để kết nối bằng tiện ích của card mạng hoặc Wireless Network Connection của Windows.
Hình 3
Tiện ích của card mạng thường được tích hợp trong quá trình cài đặt trình điều khiển card mạng; nếu không, bạn có thể cài bổ sung. Khởi chạy tiện ích card mạng, chọn Scan để quét các kết nối mạng hiện hữu. Dựa vào một số thông tin hiển thị như tên mạng, chế độ mã hóa, độ nhạy của tín hiệu, số kênh, tần số hoạt động, bạn chỉ việc chọn mạng cần kết nối và Active (hình 3). Máy tính sẽ được cấp IP tự động, bạn nhận được thông báo cho biết đã kết nối thành công.
Nếu thường xuyên kết nối với mạng này, bạn nên lưu lại thông số cấu hình mạng (profile) để không phải thực hiện thao tác dò tìm cho các lần kết nối sau.
Hình 4
Wireless Network Connection của Windows không có khả năng phát hiện chuẩn của trạm phát sóng. Nếu không thể kết nối, bạn hãy hỏi thông tin từ người quản trị để biết chuẩn đang sử dụng.
Để kết nối, nhấn chuột phải trên biểu tượng Wireless Network Connection trong khay hệ thống, chọn View Available Wireless Networks. Các kết nối mạng sẽ xuất hiện với các thông tin như tên mạng, chế độ mã hóa (nếu có). Nếu không tìm thấy, nhấn Refresh Network List trong mục Network Tasks. Chọn kết nối thích hợp và Connect. Biểu tượng Wireless Network Connection ở khay hệ thống sẽ cho biết kết nối thành công hay không (hình 4).
Ghi chú
Trong thực tế, card mạng Wi-Fi thường chỉ tìm được trạm phát sóng có cùng chuẩn. Trường hợp sóng yếu, kết nối chập chờn hoặc không kết nối được... bạn có thể thử một trong những cách sau:
Chọn card mạng không dây
Thị trường thiết bị mạng không dây khá sôi động với nhiều chuẩn khác nhau như 802.11a, 802.11b, 802.11g và những công nghệ mới như MIMO, Pre-N. Trong đó, chuẩn 802.11g (tốc độ 54, 108, 125 hay 300Mbps... tùy theo hãng và công nghệ tăng tốc) được người dùng ưa thích do chi phí hợp lý, kết nối ổn định và có thể sử dụng với hầu hết các điểm truy cập Wi-Fi công cộng. Ngoài thương hiệu sản phẩm, bạn nên chọn mua các sản phẩm được chứng nhận bởi Hiệp Hội Wi-Fi (WFC) và tính tiện dụng của nó, chẳng hạn PC card chỉ dùng được với MTXT còn USB adaper có thể dùng cho cả máy tính để bàn.
- Di chuyển máy tính gần trạm phát sóng hơn, chọn tên mạng có cột sóng cao nhất (nhìn trên mục Signal Strength). Tín hiệu sóng càng mạnh cho tốc độ càng cao và ổn định.
- Hướng điểm thu sóng (PC card) hay anten (anten USB nếu có) về phía trạm phát sóng.
- Đổi chuẩn card mạng Wi-Fi sao cho tương thích.
- Hỏi thông tin từ quản trị mạng.
Xác định chuẩn card mạng Wi-Fi và trạm phát sóng để đảm bảo tính tương thích. Có nhiều cách để xác định chuẩn card mạng như tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, tiện ích (thường đi kèm trong trình điều khiển) card mạng. Nếu trong Windows, sau khi cài đặt card mạng, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn phải chuột trên biểu tượng Wireless Network Connection, chọn Open Network Connections. Nhấn phải chuột trên card mạng, chọn Properties. Trong tab General, chọn mục Configure... Trong mục Property, chọn Wireless Mode, bạn sẽ thấy các chuẩn mà card mạng hỗ trợ. Bạn có thể thay đổi chuẩn cho phù hợp với thiết bị phát sóng (hình 5).
Hình 5
Quang Minh
Bookmarks