PDA

View Full Version : Tham nhũng trong lịch sử phong kiến VN,vài câu chuyện nhỏ



yeusinhly
05-09-2009, 20:39
Tác giả :nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn.

Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339 ),thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.Có điều ông cũng rất giỏi tham lam vơ vét. Khi làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy quần áo đồ dùng còn bắt chước người Trung quốc, ông ra lệnh cho quân không được đội các nón kiểu phương bắc mà phải đội nón của một làng gần đấy gọi là nón ma lôi để phân biệt.Nghe thì có vẻ rất nghiêm !Có biết đâu,trước đó ông đã sai người nhà mua sẵn nón về bán, mỗi chiếc giá đắt gần bằng một tấm vải, nhờ thế cũng có được một “chiến công tưng bừng” trên phương diện kiếm lợi bỏ túi.
Câu chuyện trên không thấy ghi trong các bộ sử hiện đại, kể cả Việt nam sử lược, tôi chỉ biết được nhờ mấy hôm buồn tình lấy bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ra đọc. Đến khi tìm lại Đại việt sử ký toàn thư thấy có thêm một chi tiết có sức tố cáo mạnh hơn. Có lần người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn công khai tuyên bố: “ Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ? ”.
Câu chuyện về Trần Khánh Dư trước tiên mang lại cho tôi một sự an ủi, hoá ra nhiều chuyện đời nay chỉ là phóng chiếu những chuyện đời xưa.
Về tham nhũng, Đại việt sử ký toàn thư ghi, không phải đến thời vua Lê chúa Trịnh, mà ngay từ đời Lê Nhân Tôn ( sau Lê Thái Tổ và Lê Thái Tôn, trước Lê Thánh Tôn ), tức khi vương triều thịnh trị, đã có hiện tượng “ trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan, hối lộ bừa bãi ”.
Về những dễ dãi trong việc ban quan tước, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi: “ Triều Tây Sơn phong tước quá lạm, đến cả phu quét chợ, lính đẩy xe cũng đều trao cho tước hầu tước bá. Danh khí tồi đến như thế ! Muốn cho khỏi loạn,có thể được không ?”.

Chống tham nhũng đang là vấn đề “nóng”. Tôi đọc sử và phát hiện ra trong lịch sử các triều đình xưa đầy rẫy chuyện tham nhũng. Từ đời Lê Thái Tổ trở đi đã có tham nhũng rồi. Một trong những lý do đẻ ra tham nhũng bởi vì lương của quan chức ở ta thời xưa thấp quá, bù lại, triều đình thả ra cho họ tha hồ kiếm chác ở dân. Hay hiện tượng mua quan bán chức cũng sớm phổ biến, thời nào cũng có, từ trong các làng xã ngược mãi lên đến cả triều đình. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số ra đầu 2008, có bài nói về ngoại thương thời chúa Trịnh. Hóa ra bản chất của vấn đề y như bây giờ. Các chúa chỉ tính tới ngoại thương khi yếu quá và muốn lợi dụng khả năng quân sự của nước ngoài để đánh nhau, chứ không phải vì muốn buôn bán gì cả. Lúc thì cấm, lúc thì cho phép, lung tung tuỳ tiện. Những người làm ngoại thương vì xã hội thì ít mà vì chính mình thì nhiều.Các quan chức nghề này thường lợi dụng việc xuống tàu kiểm tra để xin xỏ. Đọc lại tự nhiên thấy cảm ơn các nhà viết sử thời xưa và muốn đi tìm để đọc tiếp.

mahungthinh
06-09-2009, 18:16
Bác Vương Trí Nhàn viết nhiều về sự tương đồng của thời nay và thời xưa, đây là một chủ đề thú vị!
Có lẽ sự tương đồng là điều dễ dàng nhận thấy, cái cần là những dẫn chứng cụ thế! và bác làm tốt chuyện đó quá!
cảm ơn!

zmt264
06-09-2009, 20:28
Tham nhũng là cần thiết ... (bài đang viết dở, sẽ viết tiếp khi có time)

MARKYMUI
10-09-2009, 16:02
Tham lam là bản chất của con người, vì thế bất kỳ ở đâu, ở thời kỳ nào thì tham nhũng cũng tồn tại kể cả các nước phát triển. Nhưng cái khác nhau là cơ chế pháp luật, tổ chức giám sát quyền lực thế nào để làm cho kẻ nắm quyền lực muốn tham nhũng cũng không được.
Bài này của Vương Trí Nhàn mà đăng công báo nhiều, e làm cho các quan chức trên tự ru mình, dân đen tự chấp nhận mình. Không lợi :(