Trang 1 / 22 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 216
  1. #1
    Tham gia
    18-07-2008
    Bài viết
    473
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Những điều mới mẻ.

    1-/

    Đi nhằm mùa mấy thí sinh đi thi đại học về nên vé xe đi Gia Lai sốt vé, làm lỡ hẹn trước đó tham dự hội trại thanh niên tây nguyên 2008, phải hai ngày sau mới mò lên tới Gia Lai được, thì đã là ngày bế mạc rồi của hội trại rồi... tiếc ghê!







    Cái điệu đồng chiêng này có nhịp, nên mọi người nhảy tùm lum, thụt ra, thụt vô vui lắm, miễn sao đúng nhịp là được, thành ra có nhiều người sáng tạo ra nhiều kiểu vui lắm, đi ngược, đi xuôi, lắc hông, đủ kiểu...

    Xong rồi tới giờ ăn trưa, tui cũng được ăn ké một phần, mỗi người được một tô bún, một cục sườn, và chan chút xíu nước canh lên trên, tui thấy là lạ họ không ăn giống dưới SG mình, ăn bún thì phải chan nước lênh láng ít nhất là phải ngập gần bằng mép tô mới được, nhưng họ chỉ chan đúng một muỗng nước lên đó thôi, rồi trộn trộn lên và ăn... lý do thì lúc đó tui cũng chưa hiểu, nhưng từ từ sẽ hiểu...





    Chiều đó về Ayunpa, cách Pleiku khoảng 100km, Ayunpa là chỗ cách đây 2 năm chương trình Tin Học Xanh đã tặng máy tính, giờ cũng đang là hè nên mấy bé về nhà hết, chỉ có nhà trẻ là hoạt động bình thường, tui nghỉ đêm ở đó, chờ ngày mai có trưởng Buôn từ Krôngpa vào đưa vô Buôn.

    2-/

    Tới chiều thì mới đi vào Buôn, từ Ayunpa đi về hướng Krôngpa, vượt đèo Tô Na, tới ngã ba Chư Căm thì quẹo vô, đi vào sẽ gặp Buôn Y đầu tiên, hết Buôn Y sẽ tới một con suối rất to, đáy cát, nước ngập hơn nửa bánh xe, mùa này đang nước cạn nên xe máy có thể qua được, cỡ tháng 9 mưa lớn, nước trên núi đổ về thì con suối này sẽ ngập cao lên tới cái mép cỏ ở trên, nước chảy rất xiết, có tàu bè nhưng cũng chẳng ai dám đi, gặp mùa nước lớn thì coi như Buôn Ban ở bờ bên kia bị tách biệt hẳn.

    Buôn Ban là nơi tui sẽ đến.



    Tới Buôn Ban thì trời cũng chiều, mọi người đang từ rẫy trở về, vào nhà trưởng Buôn là Ma Nhơn thì nghe nói ổng đi thành phố rồi, đành phải qua nhà Mị Hiết ở, Mị Hiết đi rẫy chưa về, chỉ có một bà cụ ở nhà, mà bả thì không biết nói tiếng Kinh. Bó tay. Tui ngồi trước cửa nhà và đợi, ai đi qua đi lại cũng nhìn, có người vô hỏi thăm, nhưng tui chỉ biết cười, hic hic, tiếng Gia Rai không biết, mà cái ông đưa vô thì ổng chạy đâu mất tiêu rồi.

    Tới chiều thì Mị Hiết đi rẫy về, mấy đứa con cũng chăn bò mới về, nhà Mị Hiết có 4 người con, con cả tên là Hiết thì đi bộ đội, hai thằng con trai kế và đứa con gái út, tên Lái, học lớp 5, cũng học sinh tiên tiến này nọ, chắc nói tiếng Kinh cũng rành nhưng chắc mới gặp nên rất nhút nhát. Chồng Mị Hiết là Ma Hiết ngủ lại trong rẫy cùng một đứa con trai.

    Mị Hiết nói tiếng Kinh không rành, và kêu tui bằng Thầy xưng tên, sau này thì mọi người trong buôn đều kêu tui bằng Thầy... hic hic... thật ra, từ trước đến nay, nhà của Mị Hiết cũng rộng rãi nên những Thầy (đi tu bên Công Giáo) thường được mấy Linh mục gửi vô làng để truyền giáo và học tiếng dân tộc để sau này phải truyền giáo bằng tiếng dân tộc, cho nên cứ mặc nhiên người lạ vào làng này ở trên một tuần chỉ có thể là mấy Thầy mà thôi, vậy ra, tui là người đầu tiên không theo đạo Công Giáo tình nguyện vào ở cái làng này, cho nên ai cũng thấy lạ, trưởng Buôn Ban hỏi tui, Thầy vô đây làm gì? Dạ, tìm hiểu!

    Cơm nước xong thì cũng có vài con gái vô ngồi chơi, nói chuyện với "Thầy"... hic hic... làm quen được cái Hờ Bi Á và Oanh, hẹn sáng mai vô rẫy...

    Gần hết ngày thứ 2, vẫn chưa biết tắm rửa và vệ sinh chỗ nào, xung quanh tối đen, phần vì hỏi mấy vụ đó cũng ngại, thôi thì để mai coi sao...

    3-/

    Sáng 5h đã giật mình dậy rồi, xung quanh sáng trưng, heo bò gà dê kêu um sùm, nhìn qua nhìn lại còn mình "Thầy" là vẫn còn ngủ nướng, thì thôi, cũng phải mò dậy, đánh răng, rửa mặt rồi ngồi chơi với con dê... hehe...

    Ở dưới nhà sàn có con dê, nó kêu bebe suốt, tui lấy điện thoại ghi âm lại rồi phát cho nó nghe, mỗi lần cái điện thoại tui kêu bebe là nó cũng kêu bebe...

    Sáng sớm ngồi trước nhà sàn chờ cơm và... tắm nắng. Cũng vui, lâu lắm rồi, một buổi sáng dậy sớm thế này, ăn cơm lúc 6h, tắm nắng, không cà phê, không đọc báo, xung quanh thật bình yên, tâm trạng khác hẳn với mọi người, không có câu hỏi "Hôm nay mình sẽ bắt đầu làm gì trước đây ta?", thật thoải mái...

    Chơi với con dê xong rồi ăn cơm... cơm để đây khô, cực khô, đồ ăn thì có cá khô và ít nước canh, rau và một chén nước mắm dầm với ớt... cơm khô là để lâu nó không có bị thiu, cá khô và nước canh, tất cả đều để dành được mà không cần tủ lạnh, cho nên họ chỉ chan một ít nước vào cơm vừa đủ ăn, vì ăn không hết thì để dành trưa ăn, chiều ăn...

    Tui ăn được 5 hay 6 chén gì đó... cũng đơn giản, lúc nào cũng phải ghi nhớ câu thần chú ai-sống-sao-mình-sống-vậy.



    Kế đến là chuyện trái bầu đựng nước, người dân tộc họ uống chung với nhau một trái bầu như thế chứ không rót ra ly như mình, tui uống được, chẳng sao cả, mà kinh nghiệm khuyên mấy bạn nhất là con gái sợ vi trùng, sợ bẩn là cố gắng mà uống nước trong trái bầu cho rồi, chứ nước đó mà rót ra ly thì nhìn hết muốn uống luôn, nước suối mà, trông nó đục đục, trắng sữa kì lắm... hic hic... nhắm mắt uống thôi chứ tui cũng không dám nhìn...

    Mà vi trùng thì chắc là không sao rồi, họ uống chung với nhau từ con nít tới người già, từ đang ăn cơm tới đang uống rượu, từ đời này tới đời khác mà có sao đâu...

    Phú quí sinh lễ nghĩa!



    Mà trái bầu khô này là kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác, trái bầu còn tươi, họ sẽ chôn nó vào cát, xong rồi để trên bếp cho nó khô, rồi lắc mạnh thì tự khắc những cái hột trong đó sẽ rớt ra. Lúc đó thì trái bầu khô vẫn chưa sử dụng được, mỗi ngày phải đổ nước vào súc xả đúng 14 ngày (nửa tháng) thì khi đó nước trong trái bầu mới hết hôi, khi đó thì nước đó mới uống được... Nói chung là kể thì đơn giản vậy thôi chứ không hẳn là bạn đọc những dòng trên thì bạn sẽ làm được một trái bầu khô để đựng nước... hehe...

    Ăn cơm xong thì Hờ Bi Á và Oanh tới rủ đi rẫy, từ nhà Mị Hiết mà vô tới rẫy đi bộ cũng hết nửa tiếng, hic hic... có một phong tục là con trai đi rẫy chỉ việc vác cây cuốc mà đi, còn con gái phải gùi nước, rau củ, nồi, chén để nấu cơm, coi như là vô đây thì con trai không cần phải ga lăng... hic hic...



    Làm tới gần trưa thì Oanh phải đi ra suối lấy nước... hic hic... cái thùng đó có cỡ 20 lít à... vậy thì sau khi lấy đầy cái thùng thì Oanh gùi cũng cỡ 20kg sau lưng, đi bộ gần nửa tiếng... hic hic... bó tay...



    Ở đây người ta lấy nước ở suối về để làm nguồn nước sinh hoạt chính, để cả uống và không có việc đun sôi nấu kĩ đâu nhé... họ có cách lấy nước cũng rất hay.

    Tới gần mép nước, họ sẽ dùng tay đào một cái lỗ sâu, hình tròn, nước từ ngoài sẽ thẩm thấu qua lớp cát, vậy thì coi như nước trong cái vũng đó đã được lọc qua lớp cát rồi, tiếp đó họ chờ cát lắng xuống và dùng ca hớt lớp nước ở trên đổ đầy thùng mang về uống.



    Ra suối thì gặp chị của Oanh cũng đang lấy nước...



    Chị Oanh còn siêu hơn, gùi nước đằng sau, đứa lớn bế đằng trước, đứa nhỏ cõng trên vai. Mà con nít ở đâu đúng là khỏe thiệt, tụi nó toàn ở truồng, sống lăn lộn giữa đất bụi bùn cát, chạy nhảy lung tung, tui thấy nó vấp té vô một đống cây khô... trời ơi... hỏng "hàng" hết còn gì nữa hả con... huhu... nhưng nó không khóc, đứng dậy chạy tiếp... bó tay...



    Oanh đang đào một cái lỗ mới...



    Lấy nước... và tui thì đi theo coi thôi chứ hổng biết phụ gì hết, dù gì thì chắc tui vác cũng không nổi, thì thứ hai là con trai thì không mang gùi đi lấy nước...

    Tui làm việc của con trai, tui đi cấy lúa. Lúa ở đây là lúa khô, cấy cực hơn lúa nước ở miền tây, đất khô và dẻo như đất sét, gặp đất khô quá không biết làm sao mà cấy luôn, đành chờ mưa thôi...



    Hehe... cái ô đen đen đằng xa là chỗ nãy giờ tui cấy lúa đó. Làm tới khoảng 11h thì vô nấu cơm, vì buổi sáng có gùi theo đầy đủ gạo, rau, mắm, muối nên làm tại chỗ, nghỉ trưa tại chỗ luôn...

    Ở đây có cách làm thịt con gà rất độc, không cắt tiết giống như dưới mình, họ bứt một cọng lông gà ở cánh, rồi dùng chính cọng lông đó đâm vào giữa đỉnh đầu con gà, con gà ngủm và vặt lông sống vậy luôn. Hờ Bi Á quay ra hỏi tui gà làm gì ăn bây giờ? Tui nói mọi bữa làm sao thì giờ làm vậy, họ lúng túng, tui hiểu là tại hôm nay có tui nên họ mới ăn thịt con gà này, với lại lâu quá không làm thịt gà nên cũng không tự tin lắm. Hồi xưa đi bộ đội thì khác, tui toàn đi nấu cơm không à, nên kinh nghiệm đầy mình... hehe... cuối cùng thì tui đem con gà đi kho, không có nước mắm, chỉ có muối, bột ngọt, dầu ăn và hành. Vậy mà cũng ra cái món gà kho... ai ăn cũng khen quá trời... hehe...



    Cái nồi cơm bự chảng, nồi gà-tui-kho, rau luộc, chén ớt (ở đây người ta ăn ớt kinh dị lắm, cứ chan ớt vô cơm rồi ăn à... hic hic) bốn người ăn cũng sạch nồi... kinh dị thiệt...



    Trên đường về... buổi chiều...



    Nhà Mị Hiết, chỗ tui ở, sáng sáng ngồi tắm nắng... hehe...







    Anten parapol của VTV giá 500k nếu tự lắp, còn có nhân viên kĩ thuật lắp thì thêm 200k nữa, bắt được duy nhất cái đài của VTV, VTV1, 2, 3, 4, 5 (mới biết có kênh VTV5 dành cho người dân tộc), 6.

    Ăn cơm chiều... hết 3 ngày... mỗi ngày ăn trung bình 15 chén cơm, 3 ngày 45 chén cơm, chưa tính mấy ngày trước, vậy mà vẫn chưa biết làm sao để đi WC, WC chỗ nào, đi lòng vòng quanh nhà, quanh các nhà thì không hiểu cả cái buôn này người ta "đi" chỗ nào hả trời... tình hình càng ngày càng căng rồi nha... Phần vì họ nói tiếng Kinh không rành nên cũng ngại hỏi, mà quan sát thì cũng không thấy... chắc chết quá...

    Thôi... đi chơi cái... tối về post tiếp...
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi Vĩnh Thắng View Post
    1-/


    Ăn cơm chiều... hết 3 ngày... mỗi ngày ăn trung bình 15 chén cơm, 3 ngày 45 chén cơm, chưa tính mấy ngày trước, vậy mà vẫn chưa biết làm sao để đi WC, WC chỗ nào, đi lòng vòng quanh nhà, quanh các nhà thì không hiểu cả cái buôn này người ta "đi" chỗ nào hả trời... tình hình càng ngày càng căng rồi nha... Phần vì họ nói tiếng Kinh không rành nên cũng ngại hỏi, mà quan sát thì cũng không thấy... chắc chết quá...
    Khổ cho con tôi, nói hoài mà nó chẳng chịu nhớ cho. này nhé, những khí mà ... thì đừng ngại ngùng chi nữa cả, vì việc này thì ai cũng như ai thôi, tốt nhất là kiếm một cái ụ đât, hoặc lùm bụi chi cũng được chỉ cần chú ý là đừng ngôi nhắm mấy bụi gai kẻo bị gai nó cào. Thậm trí kẹt ... ở trỏng thì khổ và vật hộ thân thì chỉ cần một tờ vé số




    (cái này bố mày luôn có trong người, với cách này thì tờ vé số được tái sử dung trong vài tháng )

    Còn nếu lỡ như khơng có vật hộ thân trên thì con chỉ cần lật gót chân, day day vào cái nơi cần làm sạch rồi di di vào cát là ổn

    Nhớ nằm lòng con nhé
    Được sửa bởi dly lúc 16:38 ngày 28-07-2008

  3. #3
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Đúng là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy lý thú.

  4. #4
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post

    Còn nếu lỡ như khơng có vật hộ thân trên thì con chỉ cần lật gót chân, day day vào cái nơi cần làm sạch rồi di di vào cát là ổn
    học được thêm được một điều mới.

  5. #5
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Công nhận bác Dê nhiều kinh nghiệm chinh chiến thiệt, mà lão Pi nâu chu có dám áp dụng những điều mới học từ bác Dê ko

  6. #6
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Chưa lâm vào tình thế thì nói mạnh miệng là không, nhưng lỡ vô thế, bí quá cũng phải áp dụng thôi, nhiều khi "cái khó ló cái khôn", còn nghĩ ra nhiều độc chiêu mà cả lão Dê cũng không dám xài.

  7. #7
    Tham gia
    27-11-2005
    Location
    TP Hồ Chí Minh
    Bài viết
    192
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sao không bứt cái lá nào đó để chùi ,làm như lão Dê thì bó tay luôn , mà mấy bác lên đây được ăn cơm với sườn thì sướng quá ,hồi trước tui lên Đắc Lắc toàn ăn bắp không ,cháo bắp ,bắp nướng ,bắp luộc đủ hết ,chỉ có cái nước ở đó là nước giếng nên cũng đỡ dơ hơn nước "suối" ở đây ,thấy lấy nước mà không dám uống luôn

    Còn dân miền Bến Tre lấy nước còn ghê hơn ,ra sông múc 1 xô rồi lấy cục phèn chua bỏ vô quậy 1 hồi cho nước trong ,rồi đem đi nấu nướng ,uống ,thiệt công nhận về mấy vùng đó mới thấy nước mình còn nghèo ,dân mình còn khổ quá

  8. #8
    Tham gia
    22-12-2007
    Location
    UIT
    Bài viết
    1,488
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Em lúc nào cũng thủ trong túi gói khăn giấy

  9. #9
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi Hok bik zì View Post
    Em lúc nào cũng thủ trong túi gói khăn giấy
    Dài ngày thì khăn giấy nào cho đủ

  10. #10
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Dài ngày thì khăn giấy nào cho đủ
    khăn giấy recycle

Trang 1 / 22 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •