Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 10
  1. #1
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts

    Dịch: Các quy định trong lò phản ứng ở Nhật dựa toàn trên Khoa Học Lạc Hậu

    Dịch từ link Japanese Rules for Nuclear Plants Relied on Old Science

    Dịch giả: lqkhoi (ddth.com)

    Lời dẫn người dịch:

    Tôi là một người ủng hộ tuyệt đối cho công nghệ điện hạt nhân. Quan niệm đơn giản của tôi, không có điện hạt nhân, thế giới này sẽ chìm lại vào bóng tối trước khi tôi chết đi. Tuy nhiên với thảm họa hạt nhân đang diễn ra ở Nhật, ngày càng có nhiều những luận điểm phủ nhận sự an toàn của công nghệ hạt nhân. Và rằng ngay cả ở Nhật, một quốc gia có trình độ tiên tiến cùng đức tính kỹ luật vào bậc nhất thế giới, thảm họa vẫn có thể xảy ra.

    Trong khi Nhật Bản vẫn đang vật lộn với thảm họa bậc nhất trong lịch sử của nước mình, có thể đã đến lúc vận dụng quan điểm "xét lại" để suy luận tại sao thảm họa đã xảy ra. Lỗi ở đâu? Không thể ngừa trước được hay đây là lỗi con người? Một quan điểm hơi trái chiều có thể cung cấp thêm cho các bạn VN (dân lười đọc báo tiếng Anh) về một khía cạnh khác của thảm họa trên

    ------------------------------------------------------------

    Dù là quốc gia sản sinh ra chữ "tsunami" (sóng thần), công nghệ hạt nhân của Nhật gần như bỏ quên sự nguy hiểm của những con sóng khủng khiếp này. Từ "tsunami" thậm chí còn không có trong các hướng dẫn của nhà nước cho đến tận năm 2006, hàng thập kỷ sau khi tổ hợp hạt nhân Fukushima Daiichi ra đời, nơi mà các lính cứu hỏa vẫn còn đang vật lộn để quản lý được nó.

    Sự thiếu quan tâm có thể lý giải tại sao ở một đảo quốc bao bọc bởi những tầng địa chất dịch chuyển có thể gây ra những cơn sóng thần bất cứ lúc nào, mà sự phòng ngừa thật là nhỏ nhoi nếu so sánh với cơn sóng thần cao gần 46 foot (~16m) đã nhấn chìm nhà máy Fukushima vào ngày 11 tháng 3. Các trạm quan trắc đại dương được thiết kế chỉ để phát hiện các trận bão chứ không phải sóng thần nhanh chóng bị đánh chìm với những con sóng cao gấp 3 lần chiều cao nơi địa điểm nhà máy được xây dựng.

    Chính quyền và quan chức Nhật Bản luôn lặp đi lặp lại rằng các kỹ sư chưa bao giờ thấy một cơn động đất đến tận 9 độ Richter, cơn động đất lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản đã gây nên con sóng thần khủng khiếp đến thế này. Dù vậy, khi tính toán lại, các nhà chuyên môn đã chỉ ra rằng thật ra chỉ cần 1 trận động đất khoảng 7.5 độ, thường xuyên xảy ra ở khu vực này, có thể tạo ra 1 cơn sóng bao phủ cả nhà máy.

    Sau khi được khuyến cáo bởi các chuyên gia vào năm 2002, TEPCO (công ty điện lực Tokyo), chủ sở hữu và là công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản, đã nâng mức bảo vệ sóng thần ở Fukushima Daiichi lên con số 17.7 đến 18.7 foot (6 đến 6.5m) cao hơn đỉnh sóng 13 foot. Dù vậy công ty chỉ nâng vị trí của các máy bơm điện (nguồn gốc của thảm họa) lên khoảng 0.2m.

    Theo lời ông Tsuneo Futami, cựu kỹ sư TEPCO và là giám đốc nhà máy Fukushima vào cuối thập niên 90, "chúng tôi chỉ có thể dựa trên các tiền lệ, nhưng chẳng có tiền lệ nào như thế cả. Khi tôi lãnh đạo, thậm chí chữ "tsunami" còn chẳng bao giờ hiện diện trong suy nghĩ của tôi"

    Dựa trên các giải thích hiện tại, cơn sóng thần gây nên thảm họa hạt nhân chỉ bằng việc làm ngập các máy phát điện dự phòng với mục đích làm nguội lò phản ứng

    Nhật Bản cực kỳ nổi tiếng với thành tựu kỹ thuật của mình. Trong hàng thập kỷ, các quan chức cũng như kỹ sư luôn dựa vào những dữ liệu trong lịch sử để bảo vệ các lò hạt nhân. Họ dựa vào gần như toàn bộ các giá trị về các trận động đất và sóng thần trước đây, và chẳng thèm đoái hoài gì về các kỹ thuật quan trắc tiên tiến cũng như các giải pháp phòng ngừa rủi ro hiện đại xuất hiện kể tử thập niên 1970.

    Đối với một số chuyên gia, việc đánh gia thấp nguy cơ sóng thần ở Fukushima gợi nhớ sự kiện động đất đánh vào lò Kashiwazaki vào tháng 7 năm 2007 ở bờ tây nước Nhật. Động đất xảy ra nặng gấp 2.5 lần sức chịu đựng tối đa của nhà máy, và khiến hò phải nâng cấp lại toàn bộ lò.

    Theo Peter Yanev, chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống động đất ở California người đã đến tham quan Fukushima với tư cách quan sát viên cho Ủy Ban Giám Sát Năng Lượng Hạt Nhân Hoa Kỳ "Họ có nhiều năm chuẩn bị cho các lò sau chuyện xảy ra ở Kashiwazaki. Ấy thế nó vẫn cứ y chang ở Fukushima"

    Theo ông Hiroyuki Aoyama, 78 tuổi, chuyên gia trong lãnh vực phòng động đất cho các lò phản ứng, "Ai cũng thừa nhận thời Fukushima được thiết kế, công nghệ chống động đất ứng dụng riêng vào các lò nguyên tử chỉ ở mức sơ khai. Các kỹ sư đa số chỉ tiên đoán và áp dụng chuẩn các cấu trúc bên trong lò phải chịu đựng cao gấp 3 lần các toà nhà dân sự. Vấn đề là chẳng có căn cứ về cái con số "3" ấy cả. Toàn chỉ đoán mà thôi".

    Quá trình thiết kế
    Khi các kỹ sư Nhật bắt tay vào xây dựng lò hạt nhân đầu tiên cách đây hơn 4 thập kỷ, họ dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để bảo vệ các các công trình trong tương lai. Những dữ kiện ghi nhận từ vài thế kỷ trước chứa đựng các thông tin về quá trình các con sóng thần tấn công vùng duyên hải để từ đó tính toán độ cao của nó.

    Và họ thiết kế các bức tường chống biển phải cao hơn con sóng cao nhất trong lịch sử. Ở Fukushima, lò hạt nhân lâu thứ 4 ở Nhật, họ dựa vào con sóng giả định cao 10.5 foot (3.8m) cho trận động đất lịch sử 9.5 độ richter xảy ra ở Chile năm `1960. Nhà máy xây dựng trên móm đá cao 13 feet hoạt động như 1 bức tường tự nhiên chắn sóng.

    Các đập chắn sóng 18 foot được xây dựng sau đó nhằm mục tiêu chống tsunami nhưng thực tế chỉ ra rằng nó giúp các tàu tránh bão nhiều hơn là chống sóng thần.

    Trong nhiều thập niên sau đó, chưa bao giờ sự chuẩn bị cho sóng thần lại là một quan tâm cho các công ty điện lực Nhật Bản. Họ bị ảo tưởng với dữ kiện lịch sử rằng chưa bao giờ có một cơn sóng thần tấn công một lò phản ứng cho đến tận 2 tuần trước đây.

    Cũng tương tự như thế cho việc chống động đất. Khi thiết kế lò Fukushima, các số liệu từ năm 1600 chỉ ra rằng trận động đất lớn nhất ở vùng duyên hải Fukushima chỉ vào khoảng từ 7 đến 8 độ richter.

    Ngay cả khi việc phòng chống động đất cho các tòa nhà trở nên bắt buột hơn vào khoảng năm 1981, các yêu cầu cũng chỉ cho động đất chứ không có sóng thần. Áp lực trở nên cấp bách hơn sau trận động đất 1995 ở Kobe.

    Dù vậy các công ty năng lượng, chủ sở hữu và xây dựng hơn 1 tá lò phản ứng luôn phớt lờ các tiêu chuẩn khắt khe hơn và chẳng thèm cử đại diện của mình tham dự các buổi hội thảo về chủ đề này. Ông Sumita, phó chủ tịch Hiệp Hội An Toàn Hạt Nhân cuối thập niên 90 nhớ lại, "Các học giả và các chuyên gia xây dựng thì đến ngay, còn bọn họ thì chẳng đoái hoài"

    Trong khi đó, các tiến bộ về kỹ thuật quan trắc và xử lý thảm họa ngày càng phát triển. Các công nghệ này được áp dụng vào cho các lò mới xây sau đó ở Hoa Kỳ. Dù vậy, các kỹ sư Nhật Bản vẫn tiếp tục thiết kế dựa trên những con số mà họ có được trong quá khứ. Những kỹ thuật này, dù vậy, không thể tính toán được những thảm họa có 1 không 2 trong lịch sử.

    Nhật Bản ngày cảng tụt hậu về phía sau về lãnh vực này. Và với cách thức hoạt động trên, phía Nhật Bản gần như phải tính toán lại toàn bộ cứ mỗi khi có số liệu mới được thu thập.

    Cách tiếp cận của Nhật được gọi là "deterministic", ngược lại với "probalistic" hay đưa cả những thông số không lường trước được vào tính toán.

    Khoa học về tsunami ngày càng hiện đại và có thể tiên đoán khá chính xác về kích thước. Ngày càng có những thông số khác nhau được thu thập và những tính toán bằng máy tính có thể tiên đoán kích thước cũng như hình dáng của sóng thần dựa trên các thông số về động đất. Hai bài nghiên cứu của các giáo sư Hoa Kỳ chỉ ra rằng chỉ cần trận động đất khoảng 7.5 độ richter có thể tạo ra những con sóng nhấn chìm mỏm đá cao 13 feet bảo vệ nhà máy Fukushima.

    Giáo sư Synolakis ở Đại Học Nam California nói rằng các đánh giá thấp của Nhật Bản về hiểm họa sóng thần là "một chuỗi những sai lầm ngu ngốc dẫn đến thảm họa".

    Đánh giá thấp thảm họa

    Các đề cập đầu tiên về sóng thần trong chuẩn xây dựng lò hạt nhân ở Nhật xuất hiện vào năm 2006. Một tổ chức các nhà nghiên cứu vào năm 2002 đã tổ chức các buổi hội thảo về sự hiệu quả của các mô phỏng 3D vào việc đánh giá sự thiệt hải của tsunami vào các lò phản ứng.

    Việc đáng buồn nhất là chỉ với việc thu thập dữ kiện gần đây, thảm họa đáng lẽ đã không xảy ra. Vào năm 1993, trận động đất chỉ vào khoảng 7.8 độ đã tạo ra những con sóng cao hơn 30 feet (10.5m) quét sạch bờ phiá tây Nhật Bản. Khi đánh vào đảo Okushiri một nơi rất khó bị quét, các con sóng đã cao đến 15 feet, nghĩa là cao hơn từ 1 đến 2 feet tường bảo vệ Fukushima. 18 năm trước các bức tường bảo vệ ở Okushiri chỉ hữu hiệu trong việc cản các tác động của sóng thần nhưng vô dụng trước những con sóng lớn.

    2 thập niên sau khi tổ máy Fukushima chính thức hoạt động, các nhà nghiên cứu Nhật Bản vẫn tiếp tục dựa vào trận động đất có tên là Jogan tạo ra cơn sóng thần đi vào khoảng 1.6km đất liền ngay phía bắc của nhà máy. Và cơn sóng thần ấy diễn ra vào năm 869
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    lâu rồi lão Khôi mới chịu ra tay ra chân. Chắc dạo này bà xã vắng nhà nên mới có thời gian mà dịt. . đang hóng hớt đây
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  3. #3
    Tham gia
    06-06-2006
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,717
    Like
    136
    Thanked 73 Times in 54 Posts
    cảm ơn anh lqkhoi nhiều nha!

  4. #4
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Nhật mà họ còn quên sóng thần, VN mình thấy bảo chịu được sóng thần cao 20m chả biết đúng không

    PS: Cảm ơn lão Xoăn mập nhiều nha

  5. #5
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    VN thì chắc không sợ sóng thần vì ngay cả ở Ninh Thuận nơi dự kiến đặt lò được đặt sâu trong đất liền cũng như Ninh Thuận có vị trí cao hơn mực nước biển nhiều lần.

    Vấn đề quan tâm hơn sẽ là khả năng động đất (cũng thấp hơn nhiều) và bài ca muôn thưở: tham nhũng và tắc trách mới là vấn đề lớn nhất.

    Khi nào rảnh nữa sẽ dịch phần thái độ của người dân TQ về vấn đề hạt nhân sau khi nhìn thấy thảm họa ở Nhật với suy nghĩ y chang dân Việt Nam

  6. #6
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Vấn đề quan tâm hơn sẽ là khả năng động đất (cũng thấp hơn nhiều) và bài ca muôn thưở: tham nhũng và tắc trách mới là vấn đề lớn nhất.

    Ngán cái bài ca này lắm rồi, như cái vụ Lưu Chí Quân ăn nhậu hơn 100tr USD, giờ này chắc bà con cũng đang thắc mắc chất lượng đường sắt TQ tới đâu.

  7. #7
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Mài đít chờ lão Mập post típ (lão mập NQ show hình nút bị ban roài, khỏi sợ nhầm nữa)

  8. #8
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Sẵn sàng bấn nút Thanks cho bài dịch này của lão Khôi béo nếu có thể

    Dân VN thời nay buồn cười ở chỗ là những cái rất đáng lo ngại nằm chình ình ngay trước mắt thì lại xem là chuyện thường, còn những thứ vẩn vơ xa vời thì lại lo quắn đít lên, nếu nhà máy điện nguyên tử ở bên VN mà bị meltdown thì 99% là do nhân tai từ khâu xây dựng bị rút ruột cho đến khâu điều hành tắc trách, chứ chẳng phải vì thiên tai lốc xoáy, địa chấn, sóng thần, núi lửa gì đâu.

    Sau trận sóng thần tại Nhật Bản thì có nhiều nước đã xem xét lại nguồn năng lượng cho nước họ, nhưng nếu như nguồn thủy điện và nhiệt điện chưa đủ để cung cấp cho cơn khát năng lượng của quốc gia mà lại không đủ giàu để đầu tư vào những công nghệ renewable engery tân tiến như là wind hay là solar thì cũng chẳng còn sự lựa chọn lý tưởng nào khác, chẳng lẽ lại quay về các nhà máy điện cổ lỗ sĩ chạy bằng than và dầu hỏa thì chỉ khổ cho lá phổi của dân chúng mà thôi.

  9. #9
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Dân TQ ở những nơi dự định đặt lò vừa biểu tì nh đệ đơn tùm lum và một số chỗ nằm trong tầm ngắm tạm thời ngưng không xây nữa (lý do chính chắc các bố lãnh đạo ở chỗ đó cũng sợ hít bụi phóng xạ).

    Mà chúng nó ngưng nguyên tử thì chỉ còn cách chạy sang Quảng Ninh lượm than đá thôi. Haizzo, Quảng Ninh sẽ sạch than nhanh hơn dự đoán nữa

  10. #10
    Tham gia
    06-06-2006
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,717
    Like
    136
    Thanked 73 Times in 54 Posts
    @lqkhoi: ý anh nói dân ở gần nhà máy điện nguyên tử TQ? Vì nghe nói bên TQ tính xây 1 nhà máy gần biên giới VN mình mà lại không thông báo cho VN trước như luật gì đó của IAEA.

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •