Trang 1 / 4 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 34
  1. #1
    Tham gia
    16-05-2007
    Bài viết
    541
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Loạn ngôn ngữ "Chát"

    “Trời, mày nghĩ sao dị? Tao mà đi thít thằng chả? Tao mà iu được hắn, tao chít lìn. Hôm đi uống hồng trà cùng chả, nói cái giề chả cũng gật đầu “bít rùi, bít rùi, thực ra, chỉ được cái khoe khoang, có bít cái gì đâu. Nổ là chính!”. “Thì tao đâu bít thằng chả như dị đâu. Thấy cũng đẹp chai, gòi cũng ga lăng tăn. Gòi cũng thấy mày thít đi với chả mừ?”

    Tôi đã thực sự choáng khi vô tình nghe được mẩu đối thoại trên của đôi bạn gái tuổi teen tại một quán hồng trà trên đường Võ Văn Tần. Trước đây, tôi từng được nghe loáng thoáng cái ngôn ngữ “ngồ ngộ” này xen lẫn trong các mẩu đối thoại của giới trẻ, nhưng không ngờ hiện nay cách thể hiện của tuổi teen lại đậm đặc hương vị “ngôn ngữ chat” đến như vậy...

    Ngôn ngữ của “dân prồ”...

    Hiện nay, việc chat (tán gẫu) qua mạng đã trở nên quá phổ biến và kéo theo sự phổ biến của “ngôn ngữ chat” (Ảnh minh họa)

    Hiện nay, việc chat (tán gẫu) qua mạng đã trở nên quá phổ biến và kéo theo sự phổ biến của “ngôn ngữ chat”. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu “ngôn ngữ chat” ra đời từ lúc nào và do vị “tổ sư” nào sáng lập. Chỉ biết “ngôn ngữ chat” ngày càng phong phú và... quái dị!

    Đặc biệt, đối với đối tượng tuổi teen, đã ngồi vào phòng chat mà vẫn sử dụng ngôn ngữ “chính thống”, liền bị mọi người coi là tay mơ ngay. Thế nên ngay cả những bạn trẻ tập tành chát chít, cũng đã rất cố gắng để tập tành “vài đường cơ bản”.

    Đầu tiên là khâu chào hỏi. Bạn không thể viết là “Xin chào” mà phải là “2!” (Hi! - xin chào), nếu bạn là người được chào trước, có thể chào lại là “3!”. Tuy “3!” chẳng có nghĩa chào hỏi gì cả nhưng “dân trong nghề” ngầm hiểu đó là một lời chào lại!

    Sau đó, bạn phải nắm một số “từ vựng cơ bản” như: iu (yêu), dìa (về) rùi (rồi), đâu gòi (đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bít (biết), bùn (buồn), hic hic (thể hiện trạng thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui)... Khi muốn chia tay, cách thông thường được sử dụng là “BB” (Bye bye - tạm biệt).

    Thúy Hằng - học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Q.3 tâm sự: “Có đi chat mới biết, vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này là không thấy đã. Sau quá trình chat với nhau, học được “từ vựng” nào mới là thích lắm, lập tức đưa vào bộ nhớ ngay. Vốn “từ vựng chat” càng nhiều, chat càng thích và cũng làm bạn chat của mình hứng thú theo. Những lần lên mạng, vô tình gặp một số người nói chuyện cứng quèo (không sử dụng “từ vựng chat”), em bỏ ngang, đi tìm bạn khác để trò chuyện. Riêng em cũng “sáng tạo” ra được 2 từ và có khá đông người đang sử dụng theo, đó là “ún” (uống) và “seo” (sao)”

    Lan ra thành “dịch”!

    hocsinh.jpg
    Lứa tuổi teen thông minh và nhạy cảm cần phải được hướng đến những trò chơi lành mạnh

    Điều đáng báo động là “ngôn ngữ chat” đã lan ra đường phố, trường học, gia đình. Mới đây, một phụ huynh tên Thanh Minh (Bình Thạnh) chia sẻ một tâm sự hết sức đặc biệt: “Tôi có con gái 14 tuổi, chẳng biết cháu học từ đâu mà gần đây, bật ra mấy từ hết sức méo mó, kinh dị và khó hiểu. Cháu gọi tôi là ma ma, thấy mẹ dọn cơm ra, thốt lên: “He he he, ngon góa, măm măm. Có đồ en ngon gòi”. Có hôm cháu sà vào lòng, thỏ thẻ: “Ma ma ui, con bùn góa!”. Mỗi lần như vậy, tôi phải nhờ cháu “dịch” từng chữ mới hiểu nổi. Khuyên con sửa lại cách ăn nói, nhưng tôi biết cháu không thể một lúc mà bỏ được. Tôi lại chủ trương làm bạn với con để hiểu con hơn nên đành cố gắng... bắt chước nói mấy cái từ đó để hòa đồng với con, tập méo cả miệng và vả mồ hôi. Tụi trẻ bây giờ thật khó hiểu. Từ ngữ ông bà để lại đẹp đẽ như thế không dùng, lại đi làm cho nó méo mó...”

    Thanh Hằng (học sinh lớp 8 ở quận Gò Vấp) tâm sự: “Em thích dùng mấy cái từ ngộ ngộ như vậy vì nó vui vui. Ở nhà, ba cấm tiệt, trước mặt ba, phải uốn lưỡi rất mệt để nói chuyện bằng từ ngữ bình thường kẻo ba mắng. Riêng với mẹ, nói thoải mái vì mẹ có mắng cũng cười trừ. Trên trường, cứ đến giờ ra chơi là cả nhóm con gái tụm lại, nói chuyện kiểu như chat, vui lắm. Có mấy bạn nam cũng thích kiểu trò chuyện này và hào hứng tham gia. Có lúc phát biểu trong giờ học, em lỡ nói “Dạ em bít rùi ạ!”, hình như thầy cũng hiểu câu em vừa nói nhưng không mắng, chỉ cười”

    Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trần Chút - Nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP. HCM trăn trở: “Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang gặp phải 3 khó khăn lớn: Xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng”.

    Đặc biệt, thời gian gần đây, hiện tượng từ lóng của “ngôn ngữ chat” lan nhanh vào đời sống một cách đáng báo động. Chính lớp trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị.

    Đây là vấn đề bức thiết cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội để cùng nhau phối hợp giáo dục, “kéo” con em chúng ta trở lại với cách sử dụng tiếng Việt đẹp đẽ vốn có.

    Theo Hà Thu Mai


    Không biết các bác IT có hay sử dụng ngôn ngữ này không ?
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    28-03-2006
    Bài viết
    105
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Phải tự điều chỉnh được chứ .. em nói với bạn bè hoặc chat cũng nói mấy từ như vậy nhưng trước người lớn thì phải nói chữ quốc ngữ chứ ( tự nó thế chớ chẳng phải ép gì cả ) ..

  3. #3
    Tham gia
    06-03-2004
    Location
    Địa ngục
    Bài viết
    534
    Like
    14
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    tớ chả bao jờ đọc nếu thấy đứa nào dùng thứ hổ lốn này
    tất nhiên có đôi khi đá đểu vài từ
    nhưng kệ thôi, chả đến nỗi bức xúc làm jì

  4. #4
    Tham gia
    13-01-2007
    Location
    Da Nang
    Bài viết
    652
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bữa nay chữ "i" nó sửa thành chữ "j", đọc mỏi cả mắt luôn. Cái j` thái quá cũng ko hay, riêng tui chỉ sửa cho việc chat nhanh gọn hơn thối.

  5. #5
    Tham gia
    01-06-2007
    Bài viết
    2,148
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    tùy hoàn cảnh chớ, bạn bè thân thuộc thì chat thí, còn người lạ thì dùng quốc ngữ để tôn trọng người kia. Mấy bác gò bó quá à

  6. #6
    Tham gia
    04-07-2004
    Bài viết
    271
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    thật ra việc sử dụng ngôn ngữ chat thế này ko chỉ phổ biến ở VN mà còn ở tất cả các nước trên thế giới, và có 1 số nước (mình ko nhớ rõ tên) đã cho phép được sử dụng ngôn ngữ chat vào bài kiểm tra trong trường học rồi

  7. #7
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tên một số nước đó lạ quá nên khó nhớ hả bác nvp? lần sau có đọc báo lá cải thì cũng nên ghi lại source nhé!

    Hoa Kỳ là nơi khai sinh của internet đây mà học sinh còn không dám viết văn bằng "chat lingo", theo thói quen mà lỡ xài một hai từ thì bị trừ điểm tại chỗ, nhiều quá thì bị bắt viết lại từ đầu.

  8. #8
    Tham gia
    12-06-2003
    Location
    Hải phòng
    Bài viết
    2,485
    Like
    0
    Thanked 11 Times in 7 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Tên một số nước đó lạ quá nên khó nhớ hả bác nvp? lần sau có đọc báo lá cải thì cũng nên ghi lại source nhé!

    Hoa Kỳ là nơi khai sinh của internet đây mà học sinh còn không dám viết văn bằng "chat lingo", theo thói quen mà lỡ xài một hai từ thì bị trừ điểm tại chỗ, nhiều quá thì bị bắt viết lại từ đầu.
    nhất trí nhất trí kiểu này hỏng hẳn hi hi
    trẻ không ra gì còn người trích dẫn cũng thiếu...

  9. #9
    Tham gia
    04-07-2004
    Bài viết
    271
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Vui lắm !

    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Tên một số nước đó lạ quá nên khó nhớ hả bác nvp? lần sau có đọc báo lá cải thì cũng nên ghi lại source nhé!

    Hoa Kỳ là nơi khai sinh của internet đây mà học sinh còn không dám viết văn bằng "chat lingo", theo thói quen mà lỡ xài một hai từ thì bị trừ điểm tại chỗ, nhiều quá thì bị bắt viết lại từ đầu.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/11/3B9F058E/
    New Zealand có phải là 1 nước lạ ko bác, hồi trước bác có tốt nghiệp trung học môn địa lý ko vậy
    trước khi quy kết người ta cái gì thì làm ơn tìm hiểu đi nhé, chứ như cái con *** ngồi trong lồng rồi *** thì ai chẳng làm được

  10. #10
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tài dịch thuật của báo lá cải là đây!

    Nguyên văn bản tin tiếng Anh:

    Code:
    The New Zealand Qualifications Authority (NZQA) has announced that a shorter version of English known as txt language will be acceptable in the external end of year exams. Txt language is where words are shortened for easier mobile phone usage, e.g. txt is for text, lol is for laugh out loud, brb is for be right back, etc.
    
    Txt language has been approved if the marker can see that the paper "clearly shows the required understanding", however the NZQA still advises not to use it. Bali Haque, deputy chief executive of NZQA, said: "Students should aim to make their answers as clear as possible. Markers involved in assessing NCEA (National Certificate of Educational Achievement) exams are trained professionals, experienced in interpreting the variety of writing styles and language uses encountered during the marking process," Mr Haque is confident that marker will understand txt language.
    
    Educators and students alike are divided saying that it will be easier and others saying it could damage the English language.
    
    Mr Haque said that if the marking schedule said that good language use is needed then txt language will be penalized.
    1) Vấn đề được đề cập đến là việc viết tắt (abbreviation) lâu nay được dùng khi gửi SMS, tức là những câu dài được rút ngắn lại mà không bị đánh què. Laugh Out Loud -> LOL, Be Right Back -> BRB, Text -> TXT. Việc này có mục đích là tiết kiệm thời gian như là "As soon as possible" -> "ASAP" vậy thôi.

    2) Bản tin không hề nhắc gì đến những tiếng lóng vô nghĩa như topic này đang đề cập đến: sao -> seo, chết -> chít, rồi -> rùi...vv..vv.. Mục đích của "ngôn ngữ chat" hoàn toàn không phải là viết tắt để tiết kiệm thời gian như là SMS, mà là đánh què ngôn ngữ bằng cách viết trại đi để tỏ ra rằng mình là "dân sành điệu".

    3) NZQA nói trước rằng là mặc dù họ mềm mỏng hơn với việc viết tắt kiểu SMS đối với những từ ngữ đã trở thành thông dụng, học sinh vẫn không nên dùng khi viết văn bởi vì nếu ông/bà giám khảo cho rằng "không rõ ràng" thì vẫn cứ trừ điểm như thường! Vậy thì chú học sinh nào muốn thử vận may thì cứ làm, bị ăn trứng ngỗng thì ráng mà chịu! Điểm này là điểm quan trọng nhất trong cả bài báo mà VNExpress lại "quên" phiên dịch.


    Đó là New Zealand, nơi mà dê cừu đông hơn dân số. Bác đã nói là "có một số nước", vậy thì còn cái nào thì cứ liệt kê tiếp đi =]
    Được sửa bởi Arkain lúc 12:01 ngày 22-06-2007

Trang 1 / 4 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •