Trang 6 / 18 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 171

Chủ đề: Góc của Châu !

  1. #51
    Tham gia
    12-09-2006
    Bài viết
    76
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Hạnh phúc Chép tặng TNDH

    ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG
    Thơ: Phạm Thiên Thư



    Nhạc: Phạm Duy



    Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
    Thôi thì em chẳng ngại mưa mau
    Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
    Sông này đây chảy một dòng thôi
    Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông

    Nhớ xưa em chửa theo chồng
    Mùa xuân may áo, áo hồng đào rơi
    Mùa thu em mặc áo da trời
    Sang đông lại khoác lên người áo hoa

    Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
    Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
    Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
    Thôi thì thôi chiều tà dương
    Thôi thì thôi nhé, đoạn trường thế thôi

    Nhớ xưa em rủ tóc thề
    Nhìn trăng sao ngỡ để lời thề bay
    Đợi nhau tàn cuộc hoa này
    Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ

    Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
    Thôi thì thôi để mặc mây trôi
    Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
    Thôi thì thôi chỉ là phù vân
    Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi

    Chim ơi, chết dưới cội hoa
    Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
    Mai ta chết dưới cội đào
    Khóc ta xin nhỏ lệ vào ... Thiên Thu
    Cái chuyện cổ tích sương khói bàng bạc ấy, nó bắt đầu như thế này:

    Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau

    Chuyện một nhà sư rũ áo, đi tìm chốn Thiên thai tự tại, được thi sỹ họ Phạm kể lại trong bài thơ nổi tiếng của mình. Và một ngày kia, một họ Phạm khác - nhạc sỹ - đã tìm đến bài thơ với những nốt nhạc thánh thót:

    Thôi thì em chẳng ngại mưa mau
    Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
    Sông này đây chảy một dòng thôi
    Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông

    Lần về với một người con gái, chuyện dĩ vãng ngày xưa. Ngày xưa, khi em còn e ấp. Ngày xưa, khi em còn vương tơ. Mong dệt nên những chiếc áo mộng mơ:

    Nhớ xưa em chửa theo chồng
    Mùa xuân may áo, áo hồng đào rơi
    Mùa thu em mặc áo da trời
    Sang đông lại khoác lên người áo hoa

    Theo dòng tự sự, chất nhạc của bài hát rải ra, không phô bày mà dập dìu theo kỷ niệm. Cũng như màu áo em mỗi mùa một đổi, nỗi nhớ theo thời gian đã dần thành quên lãng.

    Nhớ xưa em rủ tóc thề
    Nhìn trăng sao ngỡ để lời thề bay
    Đợi nhau tàn cuộc hoa này
    Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ

    Nghe nhạc Phạm Duy có nhiều, đôi khi ta lạ ở những nét bụi bặm, trần đời được ông đưa vào nhạc cứ như không. Phạm nhạc sỹ là một kẻ trần ai chính cống, nhiều đam mê, nhưng lại cũng muốn xen mình vào cõi đạo. Còn Phạm thi sỹ là một nhà tu, nhưng còn vương vấn nhiều nợ tình si. Có lẽ vì thế mà sự hoà quyện của hai tâm hồn này đem lại cho người ta một sự chênh vênh khó tả:

    Thôi thì thôi để mặc mây trôi
    Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
    Thôi thì thôi chỉ là phù vân
    Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi

    Chỉ còn tiếng khóc của người nghệ sỹ, long lanh giữa đời, thăm thẳm.

  2. #52
    Tham gia
    12-09-2006
    Bài viết
    76
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Hạnh phúc

    Tín ngưỡng phồn thực
    GS-TS Trần Ngọc Thêm
    Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996
    Hình ảnh lingayôni trên các tháp Chàm (hoặc trong bảo tàng) có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, nên MC xin mượn một số hình ảnh về các phù điêu, tượng chạm trổ trên ngôi đền Kajuharo - Ấn Độ để minh họa cho bài này.
    Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi. Hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau. Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).


    Từ một thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Nam-á đã phát triển theo hai hướng : những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lí giải hiện thực và họ xây dựng được triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện : thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối.


    Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.


    Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy ở tượng đá với niên đại hàng nghìn năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa. Trong việc trang trí nhà mồ Tây Nguyên thì tượng nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to thường xuyên có mặt.


    ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ= cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường= nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ ). ở hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro được đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra. Nhiều địa phương ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau những vật này vì tin rằng nó đern lại may mắn, no đủ cho cả năm.


    Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên dá). ở chùa Dạm (Hà Bắc) có một cột đá hình sinh thực khí nam có khắc nổi hình cặp rồng trời Lí. Ngư phủ ở sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) có tục thờ một kẽ nứt lớn trên một tảng đá mà dân gian gọi là Lỗ Lường (một biến âm của tên gọi sinh thực khí nữ), vị nữ thần ngự ở đây là Bà Lường.


    Bên cạnh việc thờ sinh thực khí (=yếu tố) giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.


    Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. ở thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi. Nếu lưu ý rằng cóc tượng trưng cho việc cầu mưa, cầu mùa thì ý nghĩa phồn thực của loại tượng cóc giao phối lại càng rõ nét.


    Vào dịp hội đền Hùng, ở vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí" : thanh niên nam nữ múa từng đôi cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ. ở sở đầm Hòn Đỏ (Khánh Hòa) vừa nhắc đến, khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, đích thân người cầm đầu Sở phải tới cầu xin, lạy 3 lạy và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa thích của người phương Nam ! ).

    Ở vùng La Sơn, La Cả (Hà Sơn Bình) trước dây có tục khi rã hội (tan đám), vị bô lão chủ trì chậm rãi đánh 3 hồi trống, rồi đến 3 hồi chiêng, và trong khoảng thời gian đó, đèn đuốc được tắt hết, mọi điều cấm kị được lâm thời huỷ bỏ, thanh niên nam nữ được tự do. ý nghĩa của tục này là ở chỗ sự hợp thân tự nhiên của nam nữ trên đất cỏ được xem như một hành động mang tính cách ma thuật, có tác dụng kích động nhắc nhở thiên nhiên, đất trời (giống nh¬ việc rắc tro đốt từ các hình sinh thực khí ra ruộng).

    Từ thời xa xưa, chày và cối - bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á - đã là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo người Đông Nam á đã chọn cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.

    Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được tục "gĩa cối đón dâu" : nhà trai bày chày cối trước cổng, khi dâu về đến nơi thì người nhà trai cầm chày mà giã không vào cối mấy tiếng.đó là nghi lễ cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu không hiểu được tại sao ở các làng quê xưa rất phổ biến tục nam nữ vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên - ngoài chức năng phụ là làm nhịp đệm việc giã cối thể hiện ước mong trai gái sẽ thành lứa đôi và sinh con đẻ cái. Cũng sẽ không hiểu được trò cướp cầu - một trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung quanh : Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình. Với cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung còn, ném cầu, đánh phết. đánh đáo....

    Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, biểu tượng quyền lực.... của người xưa - đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực : Trước hết, cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc - con cóc trong ý thức của người Việt là "cậu ông trời", mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực. Cuối cùng, tiếng trống đồng rền vang mô phỏng âm thanh của tiếng sấm - cùng mang ý nghĩa trên.

    Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu,.v..v., cũng đều liên quan tới tín ngưỡng phồn thực. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng thường gặp thờ ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông : Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí luận Ngũ hành lẫn tín ngưỡng phồn thực - cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh nếu không có nam nữ, âm dương hòa hợp thì làm sao mà có cuộc sống vĩnh hằng được. Tín ngưỡng phồn thực đôi khi thâm nhập vào cả chốn cung đình : Theo Việt sử thông giám cương mục trong yến tiệc do vua Trần Thái Tông đãi quần thần năm 1252, đứng chỉ huy hiệu lệnh uống rượu là một người đầu đội mo nang, tay cầm dùi đục !

  3. #53
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Xin lưu ý là trong bài viết trên, nội dung và hình ảnh ko ăn nhập gì với nhau.

    Bài viết đang nói về các nước nam á, sau đó cụ thể là các địa danh ở Việt Nam, nhưng hình minh họa đó chính là ngôi đền Kajuharo, ở Ấn Độ... và đó là những hình minh họa của bộ môn Karma Sutra, bộ môn nghệ thuật cổ truyền của Ấn Độ dạy cách ca múa và chuyện phòng the...

    Như vậy đã rõ, nội dung đang ở Việt Nam nhưng hình ảnh thì đang tận bên Ấn Độ...

    Những thông tin trên, các bác có thể tham khảo bằng đường link dưới đây: Back to Jabalpur onto Kajuharo

    (Nói cho rõ để sợ một số member khác tưởng ngôi đền đó là ở Việt Nam, mới đầu em cũng tưởng thế... sau thì phát sinh ra cái vụ Karma Sutra cũng hay lắm è... bác Châu nghiên cứu coi thế nào?)

    Không đi làm sao tới.

  4. #54
    Tham gia
    12-09-2006
    Bài viết
    76
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Hấp dẫn đây ! Tự sự...

    Quote Được gửi bởi thagnv View Post
    Như vậy đã rõ, nội dung đang ở Việt Nam nhưng hình ảnh thì đang tận bên Ấn Độ...
    Những thông tin trên, các bác có thể tham khảo bằng đường link dưới đây: Back to Jabalpur onto Kajuharo
    TRẺ > THÔNG MINH > TỐT !

    (Nói cho rõ để sợ một số member khác tưởng ngôi đền đó là ở Việt Nam, mới đầu em cũng tưởng thế... sau thì phát sinh ra cái vụ Karma Sutra cũng hay lắm è... bác Châu nghiên cứu coi thế nào?)
    NHỎ > QUÁNG GÀ > TỘI QUÁ !

    ĐÃ NÓI RÕ NGAY TỪ ĐẦU, THẾ MÀ...


    Thôi sang bài khác nhé:
    TRANG NHẬT KÝ CUỐI CÙNG !

    Anh điên anh nói như người dại
    Van lạy không gian xoá những ngày
    Xin mượn thơ Hàn Mặc Tử để viết những trang cuối cho tập vở nhỏ này. Lần này thì chắc chắn là lần cuối vì giấy cũng vừa hết.
    Sau “Đêm bơ vơ” tôi hứa với lòng mình sẽ viết tiếp những gì đã xảy ra trong đời mình.

    Có thể nói bước đường tôi đi cho đến hôm nay, không xuông đuột mà ngắt quãng đôi ba lần. Mỗi quãng đời là một cột mốc đánh dấu sự đổi thay về mọi mặt của một con người.
    Từ khi viết những hàng chữ đầu tiên cho đến những dòng cuối cho cuốn sổ này, không gian vẫn bao trùm nỗi tê tái, chán chường…
    Xin nói chuyện với anh một chút về không gian anh nhé – Hàn Mặc Tử…
    …Xin thứ lỗi vì gọi anh là…anh, vì nếu bây giờ còn sống Tử cũng phải trên 90 rồi, phải gọi bằng Cụ. Nhưng vì biết anh qua thơ, mà nhà thơ có bao giờ già ? Xuân Hồng hơn 60 mà vẫn sáng tác “Cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau”
    Chế Lan Viên viết về Tử:
    Trong thơ Tử thời gian không có vị trí lớn bằng không gian…Bao nhiêu câu hay của Tử đều diễn tả không gian cả.
    Không gian dưới con mắt của Tử mênh mông vĩ đại, còn tôi: Không gian trong mắt mình cũng chẳng hơn Đại dương trong lòng con ốc nhỏ

    Năm năm qua nói gì thì nói, tôi vẫn ngột ngạt trong một không gian đầy mâu thuẫn, đau xót nỗi đau vì thói ích kỷ của con người.
    Cũng như Tử (hy vọng như thế) tôi không ngại thời gian vì thời gian dù có qua đi nhưng không gian thì còn luôn ở đó.

    Năm năm trôi qua, không gian tôi đang sống vẫn chẳng hề thay đổi… Tôi mơ hoài, mơ mãi một không gian của Tử: một thôn Vỹ thanh bình:
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền
    Năm năm qua đã có một lần tôi tập cầm bút viết cho thiên hạ, nhưng đành chịu chết trong không gian của mình. Thế rồi chỉ hý hoáy cặm cụi viết ra cho chính mình...

    Tổng kết những gì đã viết trong cuốn sổ này, tôi ngộ thơ Tử và xin Tử cho mượn hai câu làm của tôi, Tử nhé :

    Tôi điên, tôi viết như người dại
    Van lạy không gian xoá những ngày


    Đến hôm nay vẫn chưa một hướng sáng sủa…Tuổi đời càng khôn, càng buồn, càng ngao ngán thói đời đen bạc. Như Tử có viết:
    Chao ôi ! ghê quá trong tư tưởng
    Một vũng cô liêu cũ vạn đời
    Thôi thì cũng phải tin ở tương lai, một không gian đầy mơ ước thanh bình và đó cũng giải thích vì sao tôi lại viết ra những dằn vặt của mình.

    Có gì hạnh phúc bằng tất cả đau khổ, cuối cùng rồi cũng sẽ trở thành kỷ niệm của một thời…

    Van lạy không gian xoá những ngày.


  5. #55
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Hic hic... em xớn xơ xớn xác... xí hổ quá....
    Được sửa bởi thagnv lúc 20:57 ngày 03-10-2006
    Không đi làm sao tới.

  6. #56
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi thagnv View Post
    Hic hic... em xớn xơ xớn xác... xí hổ quá...
    Bởi thế nên mới được chị Châu gọi là .....

  7. #57
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Bởi thế nên mới được chị Châu gọi là .....
    Cú lắm bác ơi... em cứ áy náy chiều giờ... rõ ràng hôm qua em không có thấy cái chữ đó... huhu... chắc quáng gà thật!
    Không đi làm sao tới.

  8. #58
    Tham gia
    12-09-2006
    Bài viết
    76
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Hấp dẫn đây !

    “Hội” phụ nữ ddth. Why not ?
    Em thấy hình như đàn mình có “hội” phụ lão rồi, thế thì sao cánh “đào tơ” chúng mình không lập “hội” nhỉ, em đề xuất nhe:
    Mục đích:
    • Nhằm “thu gom” các bóng hồng còn quá ít ỏi trên đàn lại với nhau để;
    • “Chống” lại bọn nam nhi hay đùa phá trêu chọc ghẹo chị em ta;
    • Bênh vực các em mới không bị “ức hiếp” đến nỗi phải “mất dép”
    Tôn chỉ:
    • “Đấu tranh” ôn hòa bằng thơ ca hò vè tranh ảnh.
    “Hội” viên:
    • Chỉ kết nạp chị em không có “chức sắc” trong đàn.
    Vài ý như vậy thôi, mong các chị vinhbao, jenna, sinhtikiem, tulanhxinh, quạ khoang,..góp ý thêm.
    @: cấm bọn đờn ông con giai góp ý !

  9. #59
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Hic hic... còn chị chủ tịch hội Thư Giãn Miền Nam ko có tên...
    Không đi làm sao tới.

  10. #60
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi tonnumychau View Post
    @: cấm bọn đờn ông con giai góp ý !
    Má ơi! Một chế độ Mẫu Hệ mới đang hình thành



    Khi phụ nữ nắm quyền
    Được sửa bởi dly lúc 12:39 ngày 04-10-2006

Trang 6 / 18 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •